Hướng dẫn sử dụng nỉ đánh bóng (vải đánh bóng)
Nỉ đánh bóng (vải đánh bóng) |
Chất liệu và cấu tạo nỉ đánh bóng
Nỉ đánh bóng được cấu tạo từ 2 lớp chính là lớp vải nỉ phía trên và lớp đế ở phía dưới. Lớp vải nỉ ở trên được làm từ các loại như sợi tự nhiên, satin, polyeste, lụa, sợi tổng hợp….dệt thành tấm, mỗi loại dùng để đánh bóng với mỗi loại vật liệu và yêu cầu khác nhau.
Lớp đế dưới thường làm bằng kim loại hoặc giấy cứng. Tác dụng của lớp đế là để liên kết và giữ hình dạng của lớp nỉ trên, ngăn cản hạt mài hay dung dịch đánh bóng thấm xuống dưới. Với nỉ đánh bóng đế kim loại thì có thể gắn trực tiếp lên đế từ của máy mài, loại này tháo lắp đơn giản và nhanh chóng. Nếu không sử dụng đế từ có thể dử dụng loại nỉ có mặt dính phía sau để dán lên đế mài, với nỉ đánh bóng chất lượng cao việc dán và bóc cũng rất dễ dàng mà kinh tế hơn.
Chất lượng và tuổi thọ của nỉ đánh bóng
Chất lượng, cấu tạo của nỉ đánh bóng và dung dịch đánh bóng có quan hệ rất lớn với nhau, ảnh hưởng chất lượng bề mặt mẫu, thời gian đánh bóng, tuổi thọ của nỉ và tiêu hao dung dịch mài. Theo nghiên cứu của các hãng sản xuất hàng đầu thì nỉ đánh bóng chất lượng cao kết hợp với dung dịch đánh bóng phù hợp giúp làm giảm 40% thời gian đánh bóng, 30% chi phí cho nỉ và dung dịch mài, nâng cao rõ rệt chất lượng bề mặt mẫu.
Nỉ tháo ra và lắp vào một cách dễ dàng |
Lựa chọn nỉ đánh bóng và cách sử dụng
Để đánh bóng mẫu ta tiến hành dán nỉ đánh bóng lên bề mặt máy mài thay cho giấy nhám (giấy mài), nhỏ dung dịch đánh bóng lên mặt nỉ. Với mẫu vật liệu cứng thì dùng nỉ dầy, với vật liệu mềm thì dùng nỉ mịn. Khi đánh bóng mẫu thì thường xuyên quay mẫu 90 độ và quay chậm theo cùng chiều quay của đĩa mài để mẫu bóng và phẳng đều. Đánh bóng mẫu cho đến khi thấy không cón vết xước trên bề mặt mẫu, không nên đánh quá lâu vì sẽ làm bong các tổ chức mềm hoặc nổi các hạt cứng gây khó khăn khi quan sát và chụp ảnh mẫu.
Bề mặt các loại nỉ |